Tôi vì bạn, bạn vì tôi
youtube chanel

Chính quyền ​Trump 'loay hoay' xử lý mối quan hệ với Trung Quốc

Hơn hai tháng sau khi lên nắm quyền Tổng thống Mỹ và cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang diễn ra, chính quyền Trump phải đối mặt với nhiều câu hỏi hơn câu trả lời.

Chính quyền ​Trump

Tổng thống Mỹ Trump (phải) trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: AFP/Getty Images)

 

Trang mạng tạp chí Foreign Policy mới đăng tải bài viết nhận định rằng trong xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện bị giằng xé giữa nhóm các nhà đàm phán thiếu tầm nhìn xa trông rộng và nhóm các chính trị gia theo đường lối cứng rắn theo chủ nghĩa dân tộc được ăn cả, ngã về không.

 

Hơn hai tháng sau khi lên nắm quyền Tổng thống Mỹ và cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang diễn ra, chính quyền Trump phải đối mặt với nhiều câu hỏi hơn câu trả lời.

Chính quyền Trump chưa phát triển một chiến lược thống nhất về can dự với Trung Quốc, cũng như chưa có các chính sách rõ ràng và cụ thể đối với châu Á-Thái Bình Dương.

 

Hiện trong chính quyền Mỹ, giới chức cấp cao phân thành hai khuynh hướng khác nhau, mà cả hai trường phái này đều khác biệt so với chính sách lâu nay của lưỡng đảng Mỹ đối với Trung Quốc.

 

Các thành viên của nhóm Trump có nền tảng kinh nghiệm kinh doanh vĩ mô, bao gồm cả cố vấn cao cấp Jared Kushner và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, mang khuynh hướng của những người có bản năng về giao dịch và nhiều khả năng theo chủ nghĩa thỏa hiệp.

 

Theo cách tiếp cận "kinh doanh trên hết" này, Mỹ sẽ nhượng bộ cho mong muốn của Bắc Kinh về việc mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Á, để đổi lại Washington nhận được sự giúp đỡ từ phía Bắc Kinh về các vấn đề như Triều Tiên và thâm hụt thương mại song phương.

 

Nhóm khuynh hướng thứ hai là nhóm những người theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế, tiêu biểu là các nhà chiến lược gia trưởng Steve Bannon và Peter Navarro, những người đứng đầu Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà Trắng. Hai nhân vật này vốn có lập trường thù địch với sự tăng cường quân sự và kinh tế của Trung Quốc.

 

Trong những năm gần đây mối quan hệ Mỹ​-Trung ngày càng khó nắm bắt, và các ý tưởng mới (cho mối quan hệ này) là cần thiết. Tuy nhiên, cả hai trường phái trên sẽ đem lại những rủi ro cả về ngắn hạn và dài hạn đối với các lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 

Nguồn: Tin Tức Việt Nam (tintuc.vn)

Bình luận